Vay vốn Xuất khẩu lao động Việt Nam

Nhiều ngân hàng tại Việt Nam có hình thức cho vay xuất khẩu lao động, bao gồm không thế chấp tài sản với một số đối tượng ưu tiên. Tuy nhiên, việc này gặp nhiều khó khăn trong vấn đề cung ứng vốn. Đại diện các ngân hàng cho rằng tỉ lệ nợ xấu, quá hạn tăng cao khiến các ngân hàng lo ngại. Năm 2010, một số tỉnh có số người xuất khẩu lao động vay nợ quá hạn cao từ 10 đến 15%. Lý do chủ yếu là do lao động phải về nước trước thời hạn (50%) hoặc không chịu trả nợ (20%). Các thị trường có tỉ lệ nợ xấu lớn là Malaysia (29%), Đài Loan (7,4%), Hàn Quốc (6,45)...[33] Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều doanh nghiệp trong ngành, nguồn vốn để cho vay còn hạn chế, mức cho vay còn thấp, thủ tục vẫn quá phức tạp. Đại diện phía ngân hàng, phó tổng giám đốc Agribank, cho biết hiện chưa có quy chế quản lý thu nhập của người lao động đã vay vốn nên việc thu hồi khoản cho vay khi đến hạn vô cùng khó khăn.[34] Việc chỉ một số đối tượng ưu tiên mới được vay không thế chấp đồng nghĩa với những đối tượng có mức sống cao hơn chuẩn nghèo rất khó có điều kiện vay, đặc biệt là những thị trường yêu cầu chi phí cao.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Xuất khẩu lao động Việt Nam http://apps.chron.com/disp/story.mpl/metropolitan/... http://www.rfavietnam.com/node/1106 http://www.state.gov/g/tip/rls/tiprpt/2006/67020.h... http://vietnam.iom.int/sites/default/files/IOM_Fil... http://tamnhin.net/Phapluat/9527/Nhung--van-de-bat... http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2010/12/3ba245df... http://vnexpress.net/gl/viec-lam/2008/12/3ba099aa/ http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2001/04/3b9aff26/ http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/11/nguoi-phu-n... http://web.archive.org/web/20050129040712/http://w...